Bạn nảy ra một ý tưởng kinh doanh thú vị và cảm thấy vô cùng tâm đắc. Bước tiếp theo cần tới là một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và khoa học. Tuy nhiên bạn lại chưa biết bắt đầu thế nào, cần những gì? Hãy cùng Ezoom tìm hiểu trong loạt bài viết Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất với 6 phần là từng bước cụ thể và dễ hiểu nhất nhé!
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước vô cùng quan trọng giúp bạn xem xét tính khả thi của dự án kinh doanh mình muốn thực hiện, liệt kê các công việc cần làm, các ý tưởng và dự án, định hướng hoạt động cụ thể và những biện pháp hạn chế rủi ro, giám sát quá trình khởi sự một cách sát sao. Đây còn là công cụ quan trọng giúp bạn liên kết với các đối tác.
Ezoom qua nghiên cứu và thực nghiệm sẽ chỉ ra cho bạn mẫu lập kế hoạch hiệu quả nhất hiện nay.
Những mục cơ bản nhất trong một bản kế hoạch kinh doanh cần có
– Mục lục
– Những tóm tắt kế hoạch kinh doanh
– Giới thiệu công ty
– Giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ
– Phân tích nghành, thị trường
– Tìm hiểu thị trường mục tiêu
– Kế hoạch marketing và bán hàng
– Phân tích đối thủ cạnh tranh
– Đội ngũ quản lý
– Các báo cáo và dự báo tài chính
– Chiến lược rút lui khỏi công ty
Trong Phần 1 này, hãy cùng Ezoom đi đến tìm hiểu cách viết mục lục và tóm tắt kế hoạch kinh doanh trước
Mục lục
Phần đầu tiên của một bản kế hoạch chính là mục lục. Tuy nhiên, mục lục lại được xây dựng cuối cùng sau khi đã hoàn thiện kế hoạch. Bởi trong quá trình lên kế hoạch, nhiều khi bạn sẽ nảy ra nhiều ý tưởng và phần việc cần làm mới, hoàn toàn có thể thêm, thay thế cho kế hoạch ý định ban đầu.
Mục lục chia nhỏ ra để dễ theo dõi, trang này phải được xếp rõ ràng và đánh số khoa học theo cách thức chuẩn.
Mục lục này giúp người đọc và các đối tác dễ theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.
Mời bạn xem chi tiết tại đây : https://ezoom.vn/dich-vu-seo.html
Tóm tắt kế hoạch kinh doanh
Sự tóm tắt một cách tổng quát này là về các mục phía sau
Về giới thiệu qua về công ty, dianh nghiệp: chỉ ra công ty hướng đến điều gì, đặt ở đâu. Đây là lời giới thiệu ngắn gọn, nêu số kinh phí hy vọng và việc sử dụng kinh phí đó ra sao.
Về tầm nhìn: Đây là lời tuyên bố về các định hướng kinh doanh không chỉ của riêng bạn mà còn là của cả công ty bạn. Nó là lời chỉ dẫn và nguyên tắc xuyên suốt trong công việc kinh doanh của bạn. Phần lời tuyên bố này cho người đọc biết kế hoạch kinh doanh và giá trị thương hiệu của bạn hướng đến điều gì, tin tưởng và mong muốn đạt được điều gì.
Về cơ hội: đưa đến những cơ hội phù hợp và giải thích tại sao bạn chọn theo lĩnh vực kinh doanh này, bạn sẽ tận dụng những gì để khiến nó thành công.
Về tóm tắt thị trường: là sự tìm hiểu về thị trường rộng và phát triển ra sao. Nêu những xu hướng và ảnh hưởng chính trên thị trường hiện nay.
Mời bạn xem chi tiết tại đây : https://ezoom.vn/dich-vu-seo.html
Về việc tạo ra khác biệt với mọi người: Sản phẩm, dịch vụ của bạn có những giá trị gì hơn so với đối thủ cạnh tranh khác. Tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, chuyên nghiệp, chất lượng hơn hay điều gì? Khẳng định xem lợi thế của bạn, và chỉ rõ đó có phải chỉ là những lợi thế tạm thời không? Các bước để bảo vệ vị thế của mình khi lập ra.
Về việc mô tả sản phẩm, dịch vụ: mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ
Về sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý: xem xét những cá nhân tham gia công ty, nhấn mạnh yếu tố kinh nghiệm. Nếu đội ngũ mới thì cũng cần chỉ rõ nhưng tiêu chí xét tuyển.
Về việc vốn đầu tư và sử dụng nguồn thu: Thất bại của kinh doanh chủ yếu là thiếu vốn, nên bạn cần nắm rõ điều này và biết cách sử dụng sao cho hợp lý.
Cùng theo dõi Phần 2 của loạt bài và đến với những bước lập kết hoạch kinh doanh tiếp theo nhé!